Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Cách dạy trẻ vận động của người phương Tây

Trẻ Tây từ khi mới sinh đã có thể được tập dạn nắng, dạn gió bằng cách đưa đến công viên bằng xe nôi, cho làm quen với những tiếng động của cuộc sống xung quanh. Phụ huynh có thể tham khảo thêm một vài bí quyết của các mẹ Tây dưới đây nhằm giúp tối ưu vận động cho trẻ, đồng thời giúp con mình hứng thú hơn với các hoạt động thể thao.


>> 5 bước đơn giản giúp phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ
>> Thói quen vận động tích cực sẽ giúp cải thiện chỉ số IQ của trẻ

Vui chơi, vận động theo nhóm

Cách tối ưu vận động cho trẻ theo phương Tây
Tập cho trẻ thói quen vận động thường xuyên
Hầu hết bố mẹ phương Tây đều cho rằng cần tạo điều kiện để giúp trẻ tăng cao mức độ nhận biết, thiết lập tình bạn từ độ tuổi còn rất bé. Việc hoạt động thể thao cùng nhau như đá bóng, chạy nhảy, xúc cát... cũng như làm quen với môi trường mới lạ làm cho các bé rất hứng thú. Trẻ chơi với nhau thân thiện, vui vẻ cho dù trước đó chúng chưa hề gặp, không tiếng cãi nhau, không cảnh tranh giành đồ chơi, không có tiếng khóc gọi bố, mẹ… Nhờ đó, trẻ phương Tây có kỹ năng làm việc theo nhóm rất tốt.

Gần gũi với thiên nhiên

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã được khuyến khích gần gũi với thiên nhiên,được dạy cách thích ứng với mọi thời tiết mưa gió, tuyết rơi trong những điều kiện an toàn. Các kỳ nghỉ cùng gia đình ở các môi trường thiên nhiên, những công viên, bãi biển… thường xuyên được các gia đình tổ chức. Thế giới quan của trẻ vì thế rất rộng lớn và phong phú.

Khuyến khích trẻ vui chơi vận động gần gũi với thiên nhiên
Khuyến khích trẻ vui chơi vận động gần gũi với thiên nhiên
Ngoài ra, trẻ còn được cho đi chợ với mẹ hàng ngày, đi du lịch và đi dạo với ông bà, bố mẹ, tập thể dục thể thao ở các công viên lớn, vườn hoa. Việc này giúp trẻ hiểu biết xung quanh, thiên nhiên, cây cối, các con vật, tận hưởng ánh nắng sớm để duy trì vitamin D và sức đề kháng. Khi trẻ đùa nghịch, chơi đùa ngoài thiên nhiên, thực chất là khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình.

Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là chơi thể thao có ảnh hưởng tích cực đến năng lực vận động của trẻ. Theo một nghiên cứu của Perceptive Motor Skills được thực hiện trên 400 trẻ từ 3 đến 5 tuổi cho thấy những đứa trẻ năng vận động sẽ có cơ thể cân đối, sự nhạy bén và khả năng phối hợp tốt hơn những em chỉ tập một tiết thể dục mỗi tuần. Mặt khác, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy trẻ tập thể dục thường xuyên có chỉ số IQ cao hơn những đứa trẻ suốt ngày ngồi trong lớp.

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Bí quyết của mẹ Tây giúp bé khỏe mạnh và nhanh biết đi

Theo kinh nghiệm của các mẹ phương Tây, để quá trình tập đi của bé dễ dàng hơn, mẹ nên bắt đầu luyện tập cơ cho bé từ trước khi bé thật sự bắt đầu tập đi, thậm chí có thể bắt đầu tập vận động cho trẻ ngay từ khi trẻ mới được vài tuần tuổi. Dưới đây là một số bí kíp của mẹ Tây giúp bé khỏe mạnh và học đi nhanh hơn.


Bắt đầu từ khi bé yêu mới biết lẫy

Mỗi ngày, mẹ chú ý cho bé nằm sấp khoảng 30 phút nhé, có thể cho bé nằm sấp 30 phút liên tục hoặc chia ra thành nhiều lần trong ngày. Điều này không chỉ giúp ngăn chặn nguy cơ bé bị méo (móp) đầu mà còn giúp cho cổ và cơ lưng của bé cứng cáp hơn đấy.

Giúp bé tập lăn mình

Các bé sẽ bắt đầu học cách nghiêng mình và sau đó là lăn qua lăn lại trong khoảng từ 2 - 6 tháng tuổi. Thật mừng nếu bé tự nâng đầu lên trong lúc nghiêng mình sang bên trước khi bé lật người. Để khuyến khích các bé tập lật úp người, mẹ nên thu hút bé bằng một món đồ chơi để phía trên đầu bé trong lúc bé đang nằm ngửa, bé sẽ phải lật úp người lại để nhìn hoặc với tới được món đồ chơi yêu thích. 

Hãy đợi tới khi bé chạm vào được món đồ chơi, sau đó từ từ di chuyển món đồ vòng qua người bé cho đến khi bé rướn người theo món đồ và lật mình trở lại. Những bài tập luyện đơn giản này sẽ giúp bé phát triển cơ chân, cổ, lưng và tay để chuẩn bị cho bước tiếp theo: tập ngồi.

Bí quyết giúp bé khỏe mạnh và nhanh biết đi
Một số bài tập vận động cơ bản giúp trẻ sớm biết đi
Khuyến khích bé yêu tập ngồi và ngả người về các phía

Bắt đầu từ tháng thứ 4, bé có thể ngồi khi được bố mẹ đỡ, tới tháng thứ 6, bé đã có thể tự ngồi rồi. Các bậc cha mẹ nên giúp bé ngồi dậy trong lúc bé đang nằm ngửa bằng cách nhẹ nhàng kéo hai tay bé dậy. Ngoài ra, mẹ cũng nên để món đồ chơi mà bé yêu thích ngoài tầm với của bé để khuyến khích bé ngả người về các hướng khác nhau. Các mẹ cũng nên khám phá cho mình những cách riêng để giúp bé luyện tập cũng như phối hợp giữa các cơ trong quá trình chơi đùa cùng bé.

Đặt đồ vật ngoài tầm với của bé

Từ 6 - 10 tháng tuổi, bé sẽ tập bò khi bé bắt đầu rướn người hoặc ngồi lên để lấy được món đồ chơi mà bé yêu thích. Hãy tận dụng điều này và bắt đầu đặt các món đồ mà bé mê ở xa tầm với của bé hơn một chút để khuyến khích bé di chuyển nhiều hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên bắt đầu dọn dẹp nhà gọn gàng khi bé bắt đầu biết di chuyển xung quanh.

Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý rằng, những cột mốc phát triển ở mỗi trẻ là hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt này có thể do thể trạng cân nặng khác nhau hoặc thậm chí là do tính cách khác nhau. Tuy rằng thật khó để không so sánh bé yêu của bạn với các bé khác, bạn cũng không nên chán nản hoặc nổi cáu nếu bé yêu không tập đi vào thời điểm chính xác như sách báo hay bác sĩ đã dự đoán. Hãy nhớ rằng thời điểm bé tập đi chỉ được tính toán một cách tương đối chứ không phải tuyệt đối.

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Thói quen vận động thường xuyên giúp trẻ ít bệnh vặt, ốm đau

Các nhà nghiên cứu tâm lý học về trẻ em ở Australia đã tiến hành khảo sát trẻ trong độ tuổi từ 10 đến 12 và phát hiện rằng, có đến 37% trẻ em chỉ dành ít hơn 30 phút vận động ngoài trời trong ngày và hơn 43% trẻ lại dành hơn 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày để xem ti vi hoặc chơi các trò chơi điện tử trên máy tính. Đây là nguyên nhân khiến cho tình trạng trẻ béo phì tăng nhanh ở mức báo động.

Những trò vận động ngoài trời như leo cây, bơi lội, chơi dưới mưa, tắm bùn, tập đi xe đạp... không chỉ tạo nên màu sắc cho tuổi thơ của trẻ mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe thiết thực.
Thói quen vận động thường xuyên giúp trẻ ít ốm đau

Thói quen vui chơi vận động ngoài trời giúp trẻ phòng ngừa được nhiều bệnh thời đại, như giảm nguy cơ béo phì, giúp trẻ tăng cường hiểu biết và phát triển kĩ năng vận động. Việc tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên, đặc biệt là lúc nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sức khỏe thể chất giảm nguy cơ stress ở trẻ nhỏ. Vui chơi ngoài trời còn giúp ngăn chặn sự diễn biến của bệnh ADHD (rối loạn tâm thần ở trẻ em).

Ngoài những hoạt động ngoài trời như đi biển hay chơi công viên thì bố mẹ có thể cho trẻ chơi trong sân nhà mình, thậm chí là một khoảng sân nhỏ thôi cũng có thể có rất nhiều trò chơi thú vị dành cho trẻ.

Với áp lực công việc bận rộn hàng ngày, phụ huynh sẽ khó có thể đưa con đi chơi công viên được, vì vậy việc tạo một khoảng không gian ngoài trời an toàn và phù hợp cho trẻ vui chơi là một ý tưởng không tồi. Các bé có thể đem đồ chơi của mình ra ngoài, thậm chí những trò chơi của bé gái như chơi búp bê hay đóng giả làm gia đình cũng rất thích hợp khi vui chơi bên ngoài. Nếu các bé đang vẽ tranh trong nhà, tại sao bạn không thử đề nghị các bé ra ngoài? Trí tưởng tượng phong phú của trẻ sẽ biến thiên nhiên xung quanh trở nên sinh động hơn trong những bức tranh.

4 hoạt động thú vị ngoài trời thích hợp cho trẻ

Chơi với các đồ chơi có bánh xe

Một chiếc xe đồ chơi, scooter, ván trượt hay xe đạp là những ý tưởng tuyệt vời dành cho trẻ.

Đi bộ

Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà cho phép bé thử sức với những quãng đường dài ngắn khác nhau chẳng hạn đưa bé cùng đi mua sắm vài thứ đồ linh tinh hoặc đi dạo một quãng đường, có thể đem theo nước và vài gói snack làm “lương thực” cho bé.

Tổ chức một chuyến phiêu lưu tưởng tượng “săn tìm kho báu”

Những trò chơi này cha mẹ có thể chơi cùng con ngay trong sân nhà. Mục tiêu đơn giản như là tìm một bông hoa màu vàng hay lượm những viên đá cuội màu sắc hay chạy đua và nhảy lên khi đến đích.

Trồng cây

Trẻ nhỏ rất thích nghịch nước và đào xới. Vì thế bạn có thể nhờ trẻ tưới nước hoặc chăm sóc những loại rau củ tự trồng. Trẻ sẽ nhiệt tình ăn những loại rau củ mà chúng đã tự mình chăm sóc.

Hiện nay ở Hà Nội, khu vui chơi giải trí Công viên Hồ Tây là một địa điểm lý tưởng để các bậc phụ huynh đưa con đến tham quan và vui chơi. Không gian của khu vui chơi rất rộng, có nhiều trò chơi phù hợp với trẻ (ở cả trên cạn và dưới nước); đặc biệt, không gian vui chơi ngoài trời sẽ rất tốt cho sức khỏe của các bé.

(Tổng hợp)

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Bệnh thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh

Vấn đề thừa cân, béo phì ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân như trẻ lười vận động, ăn quá nhiều chất béo, thức ăn nhanh hoặc uống nhiều nước ngọt có ga. Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, nếu bố mẹ khuyến khích trẻ thực hiện nghiêm túc chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với tăng cường vận động thể lực sẽ giúp cải thiện sức khoẻ và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.


Các nhà nghiên cứu tâm sinh lý trẻ em đã chứng mình rằng, không chỉ những trẻ bụ bẫm mới bị béo phì, mà ngay cả ở trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, nguy cơ béo phì sau đó sẽ cao hơn bạn bè cùng lứa có cân nặng bình thường ít nhất là gấp đôi.
Trẻ lười vận động thường dễ mắc bệnh béo phì
Trẻ lười vận động thường dễ mắc bệnh béo phì

Nguyên nhân khiến trẻ thừa cân và béo phì

Có nhiều yếu tố khiến trẻ bị thừa cân, béo phì. Trong đó, phổ biến nhất là tình trạng năng lượng khẩu phần vượt quá nhu cầu, nhất là năng lượng do chất béo và bột, đường cung cấp. Trẻ được nuôi bằng sữa bò có nguy cơ thừa cân - béo phì cao hơn trẻ bú mẹ, vì thức ăn nhân tạo giàu protein và muối, làm tăng áp lực thẩm thấu, gây cảm giác khát, kích thích trẻ ăn nhiều hơn.

Bên cạnh đó, việc giảm hoạt động thể lực, ít vận động thường xuyên cũng là yếu tố nguy cơ cao của thừa cân, béo phì. Hiện có nhiều trẻ không tham gia thể dục thể thao, ít đi bộ, đi xe đạp... mà dành nhiều thời gian cho hoạt động tĩnh tại như xem vô tuyến, chơi điện tử. Theo một số nghiên cứu, trong khi xem vô tuyến, sự trao đổi chất giảm đáng kể.
Ngoài ra, ngủ ít cũng gây béo vì làm giảm tiêu mỡ (quá trình này diễn ra mạnh nhất vào ban đêm khi ngủ). Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh mối liên quan giữa thời gian ngủ ngắn với chứng béo phì.

Mặt khác, yếu tố di truyền cũng được cho là một trong những nguyên nhân khiến trẻ béo phì, nguy cơ này sẽ tăng lên ở những đứa trẻ có cha hoặc mẹ nặng cân, đặc biệt là khi cả cha mẹ đều béo.

Cân nặng quá cao lúc đẻ cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến béo phì. Sự mất cân bằng trong chế độ ăn của mẹ khi mang thai sẽ tạo nên tình trạng dư thừa mỡ ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ nhẹ cân sẽ hoàn toàn thoát khỏi nỗi lo này. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ 3-9 tuổi bị suy dinh dưỡng, thấp còi sẽ có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 2-8 lần so với trẻ không bị thấp còi. Nguyên nhân có thể là trẻ suy dinh dưỡng mạn tính có khối nạc thấp, chuyển hóa cơ bản và hoạt động thể lực giảm. Khi cung được cấp đủ năng lượng, trẻ sẽ tích luỹ mỡ rất nhanh.
Vận động thường xuyên giúp trẻ linh hoạt
và tập trung tốt hơn

Cách phòng ngừa bệnh thừa cân và béo phì ở trẻ nhỏ

Chứng thừa cân, béo phì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành. Những trẻ béo sẽ ngừng tăng trưởng sớm. Trước dậy thì, chúng thường cao hơn so với tuổi nhưng khi dậy thì, chiều cao ngừng phát triển và trẻ có xu hướng thấp hơn so với bạn bè. Ngoài ra, chứng béo phì cũng làm tăng nguy cơ bệnh tật (tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, sỏi mật, viêm khớp...) và tử vong.

Để dự phòng thừa cân và bép phì, cần chăm sóc tốt cho trẻ từ trong bào thai để tránh thiếu hoặc thừa dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh. Cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chỉ cai sữa sau 2 năm. Nếu phải nuôi bằng sữa bột, không nên sử dụng thêm đường hay tinh bột. Khi trẻ ăn dặm, thức ăn phải được bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết để giúp tăng trưởng tối đa. Ngoài ra, bố mẹ nên rèn cho trẻ thói quen vận động từ sớm thông qua các hoạt động đơn giản như: chơi cầu trượt, chạy nhanh, các trò chơi với bóng,...

Đối với trẻ lớn và trẻ vị thành niên, cần tăng cường vận động với các môn thể thao phù hợp và mức độ tập luyện vừa phải theo từng lứa tuổi (như thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy nhảy, bơi lội...). Sinh hoạt điều độ, hạn chế xem vô tuyến, chơi điện tử hoặc thức quá khuya. Về ăn uống, cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để trẻ phát triển bình thường; khuyến khích ăn rau và hoa quả. Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng và đồ uống có đường.

(Tổng hợp)

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Bí quyết dạy trẻ từ 0 đến 2 tuổi thói quen vận động hàng ngày

Chơi đùa vận động giúp trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi phát triển khỏe mạnh và thông minh. Chơi đùa giúp trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi phát triển tối ưu các kỹ năng vận động và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

>> 5 bước đơn giản giúp phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ
>> Những lưu ý an toàn khi cho trẻ vui chơi vận động ngoài trời
>> 9 quy tắc thú vị giúp trẻ trở nên năng động hơn
Bí quyết dạy trẻ 0-2 tuổi thói quen vận động hàng ngày
Chơi đùa vận động thường xuyên giúp trẻ phát triển;
tối ưu về thể chất và trí não
Bạn có thể giúp con chơi đùa vận động mỗi ngày bằng cách nào?

Ở nhà:

• Dành cho em bé sơ sinh của bạn thật nhiều “thời gian nằm sấp” trong suốt cả ngày. Làm như vậy giúp các cơ của bé khỏe hơn để có thể ngồi dậy và bò.

• Tìm các đồ chơi như gương đứng, thảm chơi trẻ em, bục leo trèo thấp, đồ chơi kéo đẩy, ô tô, thú gỗ/nhồi bông có bánh xe, túi đỗ, bàn chơi, xe kéo cho trẻ em, đường hầm nhỏ, bóng cao su nhẹ cỡ to để giúp con của bạn chơi đùa.

• Hàng ngày trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cần có thời gian để co duỗi chân tay, lăn tròn, bò, ngồi dậy và đứng. Hạn chế thời gian để trẻ ngồi vào các đồ chơi/thiết bị giới hạn khả năng di chuyển (ví dụ ghế trên xe ô tô, ghế rung, ghế đu đưa và xe đẩy).

• Không cho trẻ ngồi trước màn hình TV hoặc máy tính, chơi trò chơi điện tử, máy tính bảng (ví dụ iPad) hoặc điện thoại thông minh (như iPhone).

Khi ở cùng người giữ trẻ hoặc ở nơi trông trẻ:

• Người giữ trẻ hoặc nơi trông trẻ phải dành thời gian cho trẻ chơi đùa. Nhắc nhớ người giữ trẻ hoặc nơi trông trẻ về việc dành thời gian chơi đùa vận động trong nhà và ngoài trời hàng ngày.
Ở sân chơi trong khu xóm:
Chơi cùng với con bạn ở sân chơi gần nhà. Nếu có thể đi bộ đến đó thì thật tuyệt vời!
Vào mùa hè bạn cũng có thể tới bể bơi nhỏ cho trẻ em (bể nông ngoài trời) gần nhà.
Ở trung tâm cộng đồng địa phương:

• Nhiều trung tâm cộng đồng có phòng chơi đùa vận động trong nhà có thể ghé vào bất kỳ lúc nào với mức phí thấp cho mỗi lần tới, và cũng có lớp học dành cho trẻ ở tuổi mới biết đi.
• Hỏi trung tâm cộng đồng ở địa phương quý vị để biết thêm về phòng chơi đùa trong nhà và các lớp học, lệ phí tham dự, cách ghi danh và xin học bổng.

Theo Healthy Children của Viện Nhi Khoa Mỹ

(www.healthychildren.org)






Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Thói quen vận động tích cực sẽ giúp cải thiện chỉ số IQ của trẻ

Vận động rất có ích cho sức khỏe của trẻ. Vận động giúp cơ, xương chắc khỏe và mang lại giấc ngủ ngon. Nhưng chưa hết, bạn có biết hoạt động thể chất còn có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ ?
>> 5 bước đơn giản giúp phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ
>> Tỷ lệ trẻ em Việt Nam béo phì tăng nhanh so với mức trung bình của trẻ Châu Á
>> Những lưu ý an toàn khi cho trẻ vui chơi vận động ngoài trời

Thói quen vận động tích cực sẽ giúp cải thiện chỉ số IQ của trẻ

Một nghiên cứu năm 2010 trên tạp chí Brain Research phát hiện rằng, trẻ 9 và 10 tuổi vận động nhiều hơn sẽ có vùng đồi thị (hippocampi) lớn hơn. Đây là vùng não bộ đảm nhiệm trí nhớ dài hạn và trí nhớ liên hệ (khả năng học và nhớ mối liên hệ giữa những sự vật không liên quan với nhau). Những trẻ này đạt kết quả cao hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ. Dĩ nhiên là trẻ bắt đầu vận động càng sớm càng tốt.

Một nghiên cứu khác trên tạp chí Developmental Review năm 2009 kết luận rằng, những trẻ có thể chất tốt sẽ thực hiện các hoạt động trí tuệ tốt hơn. Nghiên cứu cũng chứng minh những bài tập thể dục khác nhau mang lại những lợi ích khác nhau. Ví dụ, trẻ tập aerobic thực hiện những bài kiểm tra điều hành (executive function - gọi tắt là EF, bao gồm khả năng quyết định, lên kế hoạch, tổ chức và làm theo hướng dẫn) tốt hơn trẻ tập những bài thể dục thông thường.

Vận động thường xuyên giúp cơ bắp của trẻ phát triển khoẻ mạnh. Ở tuổi này, việc rèn luyện thể dục thể thao giúp các bé giữ được thể trạng tốt và khỏe mạnh. Bởi vì những bài tập này sẽ giúp con bạn cảm thấy sảng khóai và ăn ngon miệng hơn. Thậm chí đối với các bé hiếu động, rèn luyện thể chất giúp bé tăng cân và phát triển chiều cao. Thêm vào đó, tập thể dục là cách tốt nhất và dễ dàng nhất để định hướng năng lượng của bé một cách tích cực. Nếu không, bé có thể sẽ trở nên khó dạy bảo

Thể dục cũng ảnh hưởng tích cực đến năng lực vận động của trẻ. Năm 2012, một nghiên cứu kéo dài 20 tháng từ Perceptive Motor Skills được thực hiện trên 400 trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Các em được tham gia một tiết học thể dục (45 phút) mỗi tuần, cùng với ít nhất 20 phút tập thể dục mỗi ngày. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ này có cơ thể cân đối, sự nhạy bén và khả năng phối hợp tốt hơn những em chỉ tập một tiết thể dục mỗi tuần. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy trẻ tập thể dục thường xuyên có chỉ số IQ cao hơn những đứa trẻ suốt ngày ngồi trong lớp.

Theo http://www.mychildhealth.net

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Những lưu ý an toàn khi cho trẻ vui chơi vận động ngoài trời

Các trò chơi hoạt động ngoài trời sẽ mang đến cho trẻ bầu không khí trong lành, thật nhiều niềm vui với bạn bè và thời gian vận động để trẻ phát triển khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ vẫn luôn lo sợ rằng môi trường rèn luyện của trẻ không đủ an toàn, mất vệ sinh. Vậy làm thể nào để cho trẻ tha hồ vui chơi, vận động an toàn và phát triển một cách tốt ưu nhất?

>> Lựa chọn môn thể thao phù hợp giúp trẻ phát triển vận động tối ưu
Lưu ý an toàn khi cho trẻ vui chơi vận động ngoài trời
Vui chơi vận động cùng trẻ để giữ an toàn cho trẻ
Bố mẹ cùng tham gia chơi đùa với trẻ

Bố mẹ hãy dành chút thời gian để cùng tham gia chơi với con để yên tâm hơn bởi vì trẻ con vẫn chưa thể lường trước được những tình huống nguy hiểm của mình còn những đứa trẻ lớn hơn thì lại luôn thích thử thách bản thân với những giới hạn mới. Bên cạnh đó, việc bố mẹ cùng chơi với con sẽ giúp cho cả nhà vừa có một khoảng thời gian vui vẻ và ý nghĩa, vừa có thể động viên trẻ tích cực hơn trong các hoạt động vui chơi ngoài trời.

Lựa chọn sân chơi thân thiện với trẻ nhỏ

Một sân chơi thích hợp cho các trẻ cần phải xem xét đến một số yếu tố như:

- Không gập ghềnh và không lót bằng các chất liệu cứng như xi măng, nhựa đường. Ngoài ra sân cỏ, sân đất cũng không an toàn do những  điều kiện thời tiết và sử dụng có thể khiến chúng bị bào mòn và giảm khả năng đỡ khi trẻ bị té.

- Sân chơi không có vũng nước trơn trượt hoặc các vật cản như đá, cành cây, rễ cây… có thể làm trẻ vấp ngã. Và đặc biệt, bố mẹ cần chú ý tới những thứ nguy hiểm như miểng chai, mảnh kim loại xung quanh nơi vui chơi của trẻ.

Dạy trẻ cách chơi an toàn

Việc dạy cho trẻ cách chơi an toàn cũng rất quan trọng bởi khi bé nắm được các qui tắc của sân chơi, bé sẽ ít gặp tổn thương hơn. Bố mẹ hoặc người giám sát nên hướng dẫn trẻ biết cách sử dụng đúng các dụng cụ, trò chơi trên sân và tránh những hành động gây nguy hiểm khi đang chơi. Chẳng hạn như:

- Khi chơi cầu tuột phải đưa chân xuống trước;

- Không leo trèo khỏi hàng rào hoặc dây rào;

- Không đứng lên xích đu;

- Quan sát kĩ trước khi nhảy từ trên cao xuống đất để tránh va chạm với những bạn cùng chơi khác, hoặc những vật khác bên dưới;

- Không chạy nhảy, sử dụng sân chơi và các trò chơi khi chúng bị ướt vì rất trơn trượt;

- Đặc biệt, vào mùa hè trời nắng, các thiết bị trò chơi được làm bằng kim loại, tay vịn, bậc thang… sẽ dễ trở nên cực kì nóng, cần phải kiểm tra trước khi chơi.

Ngoài ra, bố mẹ không nên để bé vui đùa dưới trời nắng gắt, đặc biệt từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều; trong trường hợp bé bị té trầy xước cần có những biện pháp sơ cứu thích hợp và tiệt trùng để tránh viêm nhiễm. Khi con mệt, không nên gượng ép bé mà hãy đợi cho đến khi sức khỏe của bé hồi phục hoàn toàn. Đối với những bé có bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim bẩm sinh… thì bạn phải được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định cho bé tham gia chơi một môn thể thao, vận động nào đó.



(Nguồn tham khảo: Webtretho.com)

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

5 bước đơn giản giúp phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ

Chiều cao của trẻ không chỉ phụ thuộc vào dinh dưỡng hợp lý mà còn phụ thuộc các yếu tố như di truyền, vận động, môi trường sống. Hay nói cách khác, trẻ sẽ phát triển chiều cao tối đa khi có một thể trạng khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý và vận động thường xuyên, tích cực rèn luyện thể thao để tiềm năng chiều cao được phát huy đầy đủ.

>> 5 trò chơi vận động đơn giản giúp trẻ ngày càng linh hoạt

5 bước đơn giản giúp phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ

1. Đảm bảo rằng chế độ ăn uống của con thật giàu protein và canxi: Chất đạm (protein) rất cần để cơ thể tăng trưởng và phát triển. Protein sẽ hỗ trợ quá trình sản xuất hormone tăng trưởng. Với các trẻ 4 đến 8 tuổi nên được tiêu thụ 19 gram protein mỗi ngày, còn trẻ từ 9 đến13 tuổi thì cần tới 34gram.

Nếu trẻ ăn không đủ protein sẽ ngưng tăng trưởng, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, dễ mắc bệnh và hậu quả là chậm phát triển chiều cao.

Rau xanh, trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất tốt, góp phần giúp bộ xương cứng cáp hơn. Trong khi đó, sữa, pho mát và sữa chua lại cực giàu canxi giúp xương phát triển và chắc khỏe. Mẹ hãy đảm bảo để trẻ được ăn những thực phẩm tuyệt vời đó mỗi ngày, thay vì những món ăn vặt như bim bim, khoai tây chiên hay đồ rán nướng nhiều dầu mỡ,... vì chúng chẳng tốt cho trẻ chút nào.

2. Đảm bảo con được ngủ đủ giấc: Giấc ngủ sâu cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để trẻ có điều kiện phát triển chiều cao của mình. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: 90% sự phát triển xương xảy ra vào ban đêm. Vì thế, mẹ cần chắc rằng trẻ được ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày, và 1 nửa thời gian đó trẻ cần được ngủ sâu, yên tĩnh mà không gặp bất cứ sự xáo trộn nào. Ngoài ra, cần chắc rằng trẻ có thể tự do di chuyển chân tay của mình khi ngủ.

3. Khuyến khích trẻ tập thể dục, thể thao: Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao có tác dụng rất tốt tới sự phát triển thể lực và tăng cường các phản xạ nhanh nhẹn, bền bỉ, dẻo dai. Những hoạt động này giúp tăng cường sự sản sinh các hoóc-mon tăng trưởng trong cơ thể trẻ, giúp con được phát triển chiều cao tối đa. Có những môn thể thao giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường chiều cao của trẻ như: bơi lội, bóng rổ, lên xà đơn,... Mẹ cũng có thể "đầu tư" hơn bằng cách cho con tham gia những bài tập luyện riêng dành cho cột sống với sự hướng dẫn của các chuyên gia.

4 Tránh các bài tập nâng trọng lượng: Trọng lượng có thể gây áp lực lớn lên cột sống của con, khiến các đốt xương trong khu vực này bị dồn lại. Điều này có thể gây ra việc đóng các epiphysis (khu vực tăng trưởng của xương) khiến trẻ khó tăng được chiều cao một cách tối đa. Mẹ cần tuyệt đối tránh cho trẻ tập các môn như nâng tạ hay để trẻ bê, vác những vật nặng.

5. Tránh tư thế gù: Không được ngồi hoặc đi bộ với một tư thế gù, vì nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của đôi mắt mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới chiều cao của trẻ.

Trên đây là những cách rất đơn giản để trẻ phát triển chiều cao vượt trội. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là trong khi giúp trẻ tăng trưởng chiều cao, mẹ hãy đảm bảo rằng trẻ thường xuyên vận động thể dục thể thao một cách tự giác.


(Theo doisongphapluat.com)

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Làm gì khi thấy trẻ tập trung kém, quá hiếu động và không chịu ngồi yên

Khi thấy trẻ không thể tập trung chú ý lắng nghe lời bạn nói, hoặc thường xuyên cảm thấy khó khăn và mất kiên nhẫn khi tuân theo hướng dẫn cụ thể, hoặc khi trẻ nói quá nhiều, vận động quá mức như chạy nhảy leo trèo liên tục và thường chen ngang, quấy rầy người khác. Với những triệu chứng trên, rất có thể trẻ mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý (gọi tắt là ADHD).

>> Phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ bằng một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý

Cách nhận biết trẻ mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý

Cách nhận biết trẻ mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý:

Hội chứng tăng động giảm chú ý là một rối loạn có tính chất tâm lý thường gặp ở trẻ em, khởi phát sớm và kéo dài với các biểu hiện như: hoạt động quá mức, khó kiểm soát hành vi, kém khả năng tập trung chú ý gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập và trong các mối quan hệ xã hội. Hội chứng này chiếm tỷ lệ từ 3 – 6% ở trẻ em Việt Nam và xuất hiện khá sớm, dễ thấy nhất ở trẻ 5 – 12 tuổi, khi bước vào tuổi đi học và thường gặp nhiều ở các bé trai.

Các biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý:

- Tăng vận động: Bé múa tay múa chân, chạy nhảy liên tục, đang làm việc này chuyển ngay sang việc khác. Ở lớp bé không thể ngồi yên một chỗ như các bạn khác và thường xuyên phải đụng vào bạn này, chọc phá bạn kia. Bé thường không lúc nào nghỉ ngơi tay chân.

- Giảm chú ý: Bé khó tập trung trong học tập, làm việc, sinh hoạt, k ể cả lúc vui chơi. Bé dễ bị phân tâm bởi các kích thích xung quanh, không để ý nghe người khác nói chuyện, khó tập trung làm bài tập, hay để quên và làm thất lạc đồ đạc.

Hai biểu hiện này sẽ phối hợp và thể hiện với nhau, mức độ thể hiện nhiều hay ít tùy từng trẻ. Có trẻ chủ yếu bị tăng động, có trẻ chủ yếu bị giảm chú ý. Nguyên nhân chính xác của hội chứng ADHD chưa được xác định, tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng trẻ bị hội chứng ADHD có thể do những nguyên nhân khác như do di truyền, do tai biến lúc sinh hoặc do trẻ tiếp xúc độc chất (rượu, thuốc lá, ma túy) khi còn là bào thai hoặc do tâm lý (rối loạn tâm thần, bị lạm dụng, gia đình không hạnh phúc).

Phương pháp điều trị thích hợp cho những trẻ mắc phải ADHD:

Việc nuôi nấng, dạy dỗ trẻ tăng động giảm chú ý rất vất vả. Thông thường, các bác sĩ đưa ra biện pháp điều trị bằng chế độ ăn uống, bằng thuốc và trị liệu thần kinh.

Về chế độ dinh dưỡng

Các bác sĩ nhận thấy những thực phẩm tốt cho trí não đều giúp hạn chế ADHD. Đó là sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì, chocolate và trứng. Bên cạnh đó, tránh cho bé ăn những thức ăn dễ gây dị ứng hay có phụ gia, hóa chất và phẩm màu.

Về sinh hoạt

Cần phối hợp can thiệp sinh hoạt của trẻ để tăng khả năng điều trị, thiết lập lịch sinh hoạt như ăn uống, chơi đùa, làm bài tập, việc nhà… để nhắc nhở trẻ cần làm việc gì trong thời gian bao lâu. Nên chia thành từng giai đoạn để bé dễ thực hiện. Hạn chế xem tivi và khuyến khích con tham gia các hoạt động trí não như xếp hình, đọc sách.

Ngoài ra, bạn cũng nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa nhi hay các trung tâm hỗ trợ tâm lý tại TP HCM để chẩn đoán một cách chính xác và có phác đồ điều trị thích hợp.


(Sưu tầm)

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

5 trò chơi vận động đơn giản giúp trẻ ngày càng linh hoạt

Ngoài yếu tố dinh dưỡng cân bằng hoặc chế độ ăn hợp lý dành cho trẻ thì việc cho trẻ vận động từ sớm và thường xuyên cũng rất có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ, giúp trẻ năng động và linh hoạt hơn.

>> 5 bước đơn giản giúp phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ

Trong cuộc sống bận rộn hiện nay, trẻ em thường ít được đi chơi cùng cha mẹ, các bé thường dành nhiều thời gian bên ti vi, các trò chơi điện tử, ca nhạc trên Ipad, điện thoại đi động, …mà ít có cơ hội được vận động. Trong khi đó trẻ em từ 5 – 12 tuổi được hưởng rất nhiều lợi ích từ các hoạt động này.

Thông qua vận động, trẻ được thúc đẩy tăng trưởng và phát triển lành mạnh, tạo ra sự cân bằng thể chất, sức khỏe, đồng thời phát triển các kỹ năng giao tiếp, khéo léo xử lý các tình huống thực tế, giúp thư giãn và tăng cường cơ hội để kết bạn, giao lưu.

Trò chơi vận động giúp trẻ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển lành mạnh
Vận động giúp trẻ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển lành mạnh
Blog xin chia sẻ đến các bậc phụ huynh 5 hoạt động phổ biến có thể coi là những trò chơi vận động nhẹ tốt cho phát triển trí não trẻ:

1. Lên xuống cầu thang

Khái niệm độ cao của trẻ đầu tiên ở thị giác, sau đó từ trong vận động trải nghiệm cảm giác độ cao. Hai chân cùng trèo, lên hoặc xuống bậc thang. Hoạt động này giúp trẻ rèn luyện cơ bắp đồng thời làm cho khả năng phán đoán, xác định độ cao của trẻ càng chính xác.

2. Leo trèo lên đồ đạc trong nhà

Từ sàn nhà bò lên, trèo đến ghế, đây là cơ hội luyện tập về khái niệm độ cao lập thể tốt nhất, đồng thời giúp trẻ luyện tập cơ bắp vùng chân và cánh tay. Từ kinh nghiệm, khi trẻ trèo leo có thể học được bản lĩnh làm thế nào để bảo vệ mình tránh được nguy hiểm.

3. Chơi cầu trượt

Thay đổi tăng tốc độ và độ cao làm cho trẻ cảm thấy mới mẻ, hứng thú, vui vẻ không mệt mỏi. Nhưng nếu trẻ sợ, thiếu cảm giác an toàn, bố mẹ có thể đỡ cánh tay giúp trẻ trượt an toàn, trẻ lớn sẽ tự mình leo lên và trượt xuống.

4. Nhào lộn

Trẻ hơn một tuổi sẽ thử cong lưng cúi xuống nhìn thế giới qua hai chân, lúc này có thể thuận tiện nắm chặt đùi và lưng của trẻ, trợ sức cho trẻ nhào lộn qua chân và đứng lên luôn. Động tác nhào lộn có thể huấn luyện cảm giác cân bằng cho trẻ và làm cho lực của chân tay mạnh mẽ hơn.

5. Chạy nhanh

Chạy nhanh là một hoạt động tốc độ giúp bộc phát sức lực, tuy nhiên muốn nhanh cũng phải chú ý sự an toàn. Phụ huynh chú ý quan sát phản ứng tránh chướng ngại vật khi chạy của trẻ, có thể áp dụng trò chơi “cướp kho báu” để nâng cao hứng thú tham gia của trẻ.


(Sưu tầm)

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Tỷ lệ trẻ em Việt Nam béo phì tăng nhanh so với mức trung bình của trẻ Châu Á

Nghiên cứu gần đây của Viện y - xã hội học chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ em thừa cân béo phì ở một số thành phố của Việt Nam đã ở mức cao hơn so với trung bình của châu Á và các nước đang phát triển. Thống kê cho biết có khoảng 1/3 người trưởng thành trên khắp thế giới mắc “bệnh” lười vận động, dẫn đến hậu quả 5,3 triệu người chết mỗi năm và Việt Nam là một trong 10 nước lười vận động nhất thế giới.

>> Sử dụng máy tính bảng từ sớm khiến trẻ lười vận động và suy giảm trí nhớ
Tỷ lệ trẻ em Việt Nam béo phì tăng nhanh do ít vận động
Cha mẹ không nên vội mừng khi thấy con béo
Nguyên nhân của tình trạng này do trẻ lười vận động, ăn quá nhiều chất béo, thức ăn nhanh hoặc uống nhiều nước ngọt có ga. Cụ thể ở TP HCM, tỷ lệ trẻ bị thừa cân, béo phì là 9,6% và lên đến hơn 12% ở khu vực trung tâm thành phố trong khi mức trung bình toàn cầu chỉ khoảng 6,9%. 

Mặt khác, báo cáo cũng cho thấy nếu tính trên phương diện toàn quốc thì tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi là 16% và tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi lên đến 26,7%.

Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ.

Nếu những vấn đề trên không được khắc phục sớm có thể dẫn đến các biến chứng bất thường gây ảnh hưởng khôn lường đến sức khỏe của trẻ như các bệnh về tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc những hạn chế trong việc phát triển thị lực, chiều cao và trí não của trẻ.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, tuân thủ nghiêm túc chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp với cả chế độ hoạt động thể lực hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khoẻ và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Làm gì khi trẻ bị thừa cân béo phì?

Việc phòng chống thừa cân béo phì có nhiều khó khăn, tuy nhiên đây là một bệnh có nhiều nguy cơ cho sức khỏe của trẻ nếu không điều chỉnh kịp thời, chính vì vậy phụ huynh cần phải hết sức lưu ý khi trẻ thừa cân béo phì.

- Nên đưa trẻ khám chuyên khoa dinh dưỡng để được kiểm tra, đánh giá toàn diện và được tư vấn chế độ ăn uống, luyện tập giúp trẻ thoát khỏi thừa cân béo phì càng sớm càng tốt.

- Không nên trêu chọc trẻ, phải củng cố lòng tự trọng của trẻ bằng cách chú ý lắng nghe trẻ nói, chứng tỏ bạn vẫn yêu và chấp nhận mặc dù con béo phì.

- Không để các thức ăn cám dỗ như kẹo bánh, nước ngọt trong nhà, không dùng thức ăn làm phần thưởng cho trẻ.

- Nên chuẩn bị sẵn những thức ăn ít năng lượng để trẻ ăn khi thấy đói hơn là bắt trẻ nhịn ăn. Chẳng hạn, để sẵn các loại trái cây ít ngọt, các cuốn gỏi nhiều rau, vài củ khoai luộc, ly sương sa, sương sáo không đường hoặc dùng đường ăn kiêng...

- Lên lịch tập luyện những môn thể thao phù hợp với độ tuổi của trẻ, cả gia đình cùng nhau luyện tập hoặc đăng ký cho trẻ tham gia những lớp năng khiếu, những môn thể thao để tạo cho trẻ yêu thích thể thao và duy trì vận động hàng ngày. Các môn thể thao như bơi lội, cầu lông, bóng rổ, đạp xe, đu xà đơn, chạy bộ... vừa giúp trẻ tăng tiêu hao năng lượng, giảm lượng mỡ thừa, vừa giúp phát triển chiều cao rất tốt.

(Sưu tầm)

Sử dụng máy tính bảng từ sớm khiến trẻ lười vận động và suy giảm trí nhớ

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế gần đây cho biết hiện tượng trẻ em bị mắc các chứng bệnh thời đại ngày càng gia tăng như: béo phì do lười vận động, tự kỷ, trầm cảm, các tật khúc xạ mắt (cận thị, loạn thị), ngại giao tiếp,... Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ tiếp xúc sớm và lâu dài với màn hình điện tử như máy tính bảng, smartphone, tivi,...

>> Làm gì khi thấy trẻ lười vận động
>> 9 quy tắt thú vị giúp trẻ trở nên năng động hơn
>> Thói quen vận động tích cực giúp cải thiện chỉ số IQ của trẻ

Máy tính bảng khiến trẻ lười vận động và suy giảm trí nhớ
Máy tính bảng khiến trẻ lười vận động, kém sáng tạo
Theo ThS.BS Phạm Minh Triết (Trưởng khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM) cho biết để trẻ phát triển tốt, cha mẹ không nên cho trẻ xem tivi nhiều, với trẻ dưới 6 tuổi chỉ được xem 1 giờ/ngày và tối đa dưới 2 giờ/ngày, đặc biệt không cho trẻ dưới 2 tuổi xem tivi, dùng các thiết bị thông minh như máy tính bảng, điện thoại smartphone.

Riêng tại Pháp thì Bộ Y tế Pháp khuyến cáo không nên cho trẻ dưới ba tuổi xem màn hình điện tử, bởi sẽ gây tác hại xấu cho sức khỏe trẻ, đặc biệt gây tổn thương cho não. Còn tổ chức Nhi khoa Canada cũng có quy định là: Không được đưa tivi, máy tính, thiết bị chơi game vào phòng ngủ trẻ em là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Việc ngồi trước màn hình có thể làm giảm thời gian vận động của trẻ, giảm tương tác xã hội với người khác và cơ hội phát triển ngôn ngữ. Nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển vận động hoàn chỉnh của đôi mắt, làm giảm thời gian tập trung. Và Hiệp hội Nghiên cứu sự phát triển của trẻ tại Quebec (Canada) cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát trên quy mô lớn và sau đó chính thức đưa một báo động: Xem màn hình điện tử nhiều sẽ dẫn đến giảm 7% sức tập trung trong lớp, giảm 9% trong hoạt động thể chất của trẻ.

Trẻ lười vận động, dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động tốn ít năng lượng như xem TV hoặc dùng máy tính sẽ dễ mắc các bệnh về tim mạch, thừa cân, béo phì. Và hậu quả của những trẻ bị thừa cân, béo phì là thường có phản ứng chậm hơn so với trẻ bình thường trong sinh hoạt cũng như trong việc học tập, vui chơi...

Vì vậy, các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vận động thể chất vừa phải và điều độ, hạn chế tối đa trẻ tiếp xúc với màn hình điện. Hãy để con bạn vui chơi và vận động thể chất tối thiểu một giờ mỗi ngày để có một sức khỏe tốt, một trí óc minh mẫn và một nguồn năng lượng dồi dào.


(Sưu tầm)



Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Lựa chọn môn thể thao phù hợp giúp trẻ phát triển vận động tối ưu

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Trẻ thường xuyên vận động sẽ có một hệ cơ xương vững chắc, phát triển chiều cao tối ưu, đồng thời giúp trẻ tăng sức dẻo dai và sức chịu đựng, tránh nguy cơ thừa cân, béo phì… Tuy nhiên, để lựa chọn môn thể thao phù hợp còn tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng của từng trẻ.

>> Làm gì khi thấy trẻ tập trung kém, quá hiếu động và không chịu ngồi yên
>> Những lưu ý an toàn khi cho trẻ vui chơi vận động ngoài trời
>> Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ sớm phát triển chiều cao
Môn thể thao phù hợp giúp trẻ phát triển vận động tối ưu
Vận động và thể thao giúp trẻ phát triển tối ưu
cả về thể chất lẫn tinh thần
Dưới đây là một số lưu ý để các bậc cha mẹ có thể tham khảo nhằm lựa chọn môn thể thao phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Giai đoạn trẻ từ 2 đến 5 tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ còn quá nhỏ để có thể tham gia vào các môn thể thao có tính vận động mạnh. Vì vậy các bậc cha mẹ nên cho trẻ tập những môn thể thao có cường độ hoạt động vừa phải, từ khoảng 30-60 phút mỗi ngày hoặc cách ngày. Điều này sẽ giúp kích thích cơ thể của trẻ phát triển tốt. Những môn thể thao như bơi, chạy, đạp xe ba bánh... rất phù hợp với trẻ từ 2 đến 5 tuổi, không chỉ giúp trẻ tăng trưởng chiều cao, tốt cho sức khỏe mà còn giúp trẻ giảm cân hiệu quả.

Tuy nhiên, do sức khỏe của trẻ còn yếu, không nên bắt trẻ hoạt động quá sức trẻ sẽ rất dễ bị kiệt sức, nếu cho trẻ hoạt động quá nhiều sẽ có nguy cơ làm biến dạng xương nhiều (uốn dẻo, tập tạ…) không có lợi cho chiều cao cũng như ảnh hưởng đến quá trình giảm cân của trẻ.

Giai đoạn trẻ từ 6 đến 7 tuổi

Với trẻ ở trong độ tuổi này thì hầu hết trẻ đã có khả năng kết nối và tập trung chú ý của trẻ phát triển hơn. Các môn thể thao như bóng đá, thể dục, nhảy dây, chơi cầu lông, bơi lội, điền kinh, tập võ... sẽ rất phù hợp độ tuổi của trẻ. Các môn thể thao trên không chỉ tốt cho sức khoẻ mà các hoạt động thể thao này còn giúp trẻ giao tiếp, gần gũi với mọi người mà còn giúp trẻ giảm cân.

Các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ chơi đùa và vận động phù hợp với từng lứa tuổi, chỉ nên cho trẻ tập luyện với cường độ vừa phải, không quá sức và không nên đặt tiêu chí thắng-thua lên hàng đầu trong mỗi môn thể thao. Mỗi ngày nên cho trẻ từ 2 đến 5 tuổi tham gia vận động ngoài trời ít nhất từ 1 tiếng rưỡi mỗi tuần. Đối với trẻ khi chuẩn bị vào lớp 1 nên cho trẻ tập hai tiếng mỗi ngày.


(Sưu tầm)

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao tối ưu của trẻ

Trẻ cao lớn, thông minh và khỏe mạnh luôn là mong ước lớn nhất của hầu hết các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, ngoài yếu tố dinh dưỡng hợp lý thì còn những yếu tố nào khác tác động đến sự phát triển chiều cao tối ưu của trẻ hay không?

>> Sử dụng máy tính bảng từ sớm khiến trẻ lười vận động và suy giảm trí nhớ
>> Một số phương pháp tác động thông minh nhằm tối ưu khả năng vận động của trẻ sơ sinh
>> Làm cách nào để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển chiếu cao tối ưu
Mô hình tháp vận động giúp tối ưu chiều cao cho trẻ
Mô hình tháp vận động giúp tối ưu chiều cao cho trẻ
Theo Ths.BS Đinh Thạc (Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM) thì có 4 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao của trẻ, cụ thể là:

1. Dinh dưỡng: đây là yếu tố góp phần đến 31% sự phát triển chiều cao của trẻ. Để giúp trẻ có được chiều cao tối ưu cần có sự cân đối về chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý nhất để trẻ có thể có một sức khỏe dẻo dai, một thân hình lý tưởng và sức đề kháng tốt. Một chế độ dinh dưỡng khoa học cần có sự góp mặt của tinh bột, chất béo, chất đạm, các vitamin, nhất là vitamin C, khoáng chất và các chất xơ từ chính nguồn rau xanh và trái cây tươi. Đặc biệt, trong đó chất đạm (protein) tham gia vào việc hình thành các tế bào, tăng cường hệ thống miễn dịch, canxi tạo độ chắc khỏe cho xương và răng, vitamin D giúp chuyển hóa hiệu quả canxi và phốt pho trong cơ thể.
2. Yếu tố di truyền: góp phần quyết định chiều cao tương lai của trẻ tới 23%. Nghiên cứu cho thấy, bố mẹ có chiều cao lý tưởng thì con cái sinh ra có chiều cao rất khả quan. Cụ thể nếu bố mẹ cao, chiều cao của con cái sẽ theo tỷ lệ 3:1(cơ hội cao là 3, thấp là 1). Tuy nhiên nếu bố mẹ có chiều cao khiêm tốn, đừng quá lo lắng về chiều cao của trẻ vì ngoài yếu tố di truyền, yếu tố dinh dưỡng và môi trường sống cũng có một tác động rất lớn lên sự phát triển chiều cao của trẻ.

3. Tăng cường vận động thể lực: quyết định sự tăng trưởng chiều cao khoảng 20%. Ngay cả khi trẻ còn nhỏ, cần rèn cho trẻ thói quen luyện tập một cách đều đặn để có thể đảm bảo cho cơ và xương phát triển một cách tối đa. Có rất nhiều hình thức luyện tập, phụ huynh và trẻ hãy cùng chọn ra một môn thể thao ưa thích và hợp với sức của trẻ nhất như bơi lội, đá bóng, khiêu vũ, đạp xe đạp...

4. Ngủ đủ và đúng giờ quy định để tối ưu hóa chiều cao cho trẻ. Cần quan tâm đến quá trình hình thành của một loại hormone có tên là somatotropin. Hormone này nắm giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên các tế bào sụn (các tế bào sụn này tham gia tích cực vào việc tăng chiều dài của các xương như xương tay, xương chân…). Bên cạnh đó somatotropin cũng kích thích cơ thể sản sinh thêm một loại hormone có tên gọi là somatomedin. Hormon này giúp tăng trưởng chiều cao khoảng một giờ ngay sau khi trẻ bắt đầu giấc ngủ. Đây là lý do tại sao trẻ em nên ngủ đều đặn và đúng giờ quy định.


Theo Sức khỏe và đời sống

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Lựa chọn xe tập đi phù hợp để tối ưu khả năng vận động của trẻ

Hiện nay trên thị trường nhiều kiểu xe tập đi cho bé, chủ yếu là loại xe tập đi vòng tròn và xe tập đi bằng cách đẩy. Vấn đề là nên chọn cho bé xe tập đi như thế nào thì phù hợp và an toàn nhất nhằm tối ưu khả năng vận động của bé?

>> Sử dụng máy tính bảng từ sớm khiến trẻ lười vận động và suy giảm trí nhớ

Chọn xe tập đi phù hợp để tối ưu khả năng vận động của trẻ
Xe tập đi vòng tròn dễ ảnh hưởng đến dáng đi của trẻ
1. Xe tập đi vòng tròn

Đây là loại xe có nhiều bánh xe nhỏ gắn bên dưới, hình vòng tròn. Đây là loại xe bé ngồi vào bên trong và dùng chân chòi để đẩy xe đi với sự hỗ trợ đắc lựa của các bánh xe. Với chiếc xe này, khi bé không thích tập đi, cha mẹ vẫn có thể sử dụng cho bé ngồi yên chơi trong lúc bận việc hoặc cho bé ăn dặm.

Tuy nhiên, loại xe vòng trong này nếu lạm dụng có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt. Bé chỉ cần cần tiếp xúc đất bằng 5 đầu ngón chân là có thể di chuyển nhẹ nhàng. Do đó, bé không có định hướng rõ ràng về bước đi, việc vịn vào thành xe tạo nên sự ỷ lại, phụ thuộc vào xe, dẫn đến bé chậm biết đi hơn. Nếu dùng quá nhiều đôi khi có thể ảnh hưởng đến dáng đi về sau.

Chọn xe tập đi phù hợp đế phát triển khả năng vận động cho trẻ
Xe tập đi bằng gỗ dành cho bé đa dạng về kiểu dáng
2. Xe tập đi bằng gỗ

Đây là loại xe có chỗ vịn và bánh xe để bé đẩy đi dưới sự hỗ trợ của bố mẹ. Xe này được bố mẹ tin dùng vì ít ảnh hưởng đến dáng đi về sau của bé, có thể gấp gọn để tiết kiệm diện tích cất trữ. Bé di chuyển nhẹ nhàng, độ ma sát giữa bánh xe và sàn vừa phải, xe không lăn quá nhanh hay quá chậm nên bé không bị chúi đầu về trước.

Một số xe còn có thêm cần đẩy và có thể chuyển thành một cái ghế bập bênh cho bé chơi trong đó. Tuy nhiên, do xe không có bộ phận bảo vệ cho bé, bé dễ bị trượt ngã theo xe nên bố mẹ cần phải tốn thời gian theo sát bé nhiều hơn so với xe tập đi vòng tròn.

Tiêu chí khi lựa chọn xe tập đi cho bé là bố mẹ có thể thay đổi chiều cao của xe phù hợp với sự phát triển của bé, bé đi nhanh vẫn không bị chạm gót, không xây xát chân. Xe phải có gắn các đồ chơi, hình thú ngộ nghĩnh đi kèm và có phát ra âm thanh vui tai, kích thích bước đi của con, bé bước được một bước là muốn bước bước tiếp theo.


(Nguồn: Theo Vnexpress)

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Nên cho trẻ vận động từ sớm để trẻ phát triển tối ưu

Những đứa trẻ ít vận động dễ mắc bệnh tim mạch hơn do bị béo phì. Vì thế các bậc cha mẹ nên kết hợp chăm sóc thể chất bằng các hoạt động vui chơi ngoài trời có ích cho trẻ, hạn chế lối sinh hoạt thụ động ngay từ sớm.

>> Tỷ lệ trẻ em Việt Nam béo phì tăng nhanh so với mức trung bình của trẻ Châu Á
>> Lựa chọn xe tập đi phù hợp để tối ưu khả năng vận động của trẻ
Bố mẹ nên tập cho trẻ vận động từ sớm
Bố mẹ nên tập cho trẻ vận động từ sớm
Nhiều tổ chức y tế cộng đồng khuyến cáo rằng, bố mẹ nên cho con vận động mỗi ngày ngay từ bé. Hiệp hội Thể Thao và Giáo Dục Thể Chất Hoa Kỳ đề nghị nên cho trẻ trong lứa tuổi mẫu giáo (3 đến 5 tuổi) vận động 120 phút mỗi ngày, trong đó 60 phút hoạt động có tổ chức và 60 phút hoạt động tự do. Tuy nhiên, một báo cáo tổng kết từ 139 nghiên cứu trên 10.316 trẻ em tại 9 quốc gia cho thấy, 46% trẻ vận động chưa đến 60 phút một ngày.

Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể tập cho trẻ làm quen với vận động. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa vận động với trí tuệ bắt đầu từ lúc mới sinh và chúng ảnh hưởng đến sự phát triển của nhau. Những cử động đầu tiên của trẻ sẽ ảnh hưởng tới khả năng tập trung, trong khi hoạt động bò và đi sau đó lại liên quan đến khả năng suy nghĩ linh hoạt.

Lứa tuổi mẫu giáo là thời gian lý tưởng để tạo thành thói quen tập thể dục vì khi bước vào tuổi đi học, trẻ dễ mắc phải thói quen ăn uống thiếu khoa học, dẫn đến béo phì. Nghiên cứu trên tạp chí Journal of Nutrition, Education and Behavior vào năm 2009 cho biết, phụ huynh những em từ 2 đến 5 tuổi cho rằng con họ ăn uống lành mạnh và năng động, nhưng khi trẻ trưởng thành họ cảm thấy con mình ăn những món thiếu lành mạnh và thụ động hơn.

Bạn không nhất thiết phải bắt trẻ nhảy dây và hít đất mỗi ngày hoặc chạy trên máy, nhưng có thể khuyến khích trẻ hoạt động trong khoảng 60 đến 120 phút mỗi ngày – thay vì chơi games và ngồi máy tính, vọc máy tính bảng hay xem tivi. Có như thế, trẻ mới thấy tầm quan trọng của việc vận động và hiểu rằng bố mẹ chỉ muốn mang lại điều tốt đẹp nhất cho mình.


(Nguồn: EnfaA+)

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Một số phương pháp tác động thông minh nhằm tối ưu khả năng vận động của trẻ sơ sinh

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng để đạt đến được sự chính xác của một bộ não trưởng thành, thì những kích thích về vận động và các trải nghiệm của giác quan trọng những năm đầu đời của trẻ là hoàn toàn cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.

>> Làm gì khi thấy trẻ tập trung kém, quá hiếu động và không chịu ngồi yên
>> Một số bài tập vận động cơ bản giúp trẻ sớm biết đi

Tối ưu khả năng vận động của trẻ sơ sinh
Cha mẹ nên thường xuyên tương tác với trẻ sơ sinh
Các mẹ có thể tham khảo một số phương pháp tác động thông minh đến khả năng phát triển vận động cho trẻ dưới đây:

- Khám phá các phản xạ: Bạn có thể gắn kết với con thông qua phản xạ ở trẻ. Tuy nhiên, cần hiểu rằng các phản xạ này chỉ là phản ứng vô thức. Vì vậy, khi bạn bế trẻ trong tư thế đứng trên mặt phẳng cứng và với phản xạ bước, trẻ sẽ nhấc chân như đang đi, nhưng điều đó không có nghĩa trẻ có thể tập đi vào lúc này. Đó chỉ là một cách để bạn tương tác với con và hiểu thêm về những phản xạ của con.

Tập cho trẻ nằm sấp: Khi trẻ thức giấc, bạn hãy đặt trẻ nằm sấp trong vài phút. Nằm cạnh và trò chuyện với trẻ để trẻ ngẩng đầu về phía bạn. Hoạt động này giúp phát triển các cơ ở cổ. Những đứa trẻ thường xuyên luyện bài tập nằm sấp sẽ học cách điều khiển đầu nhanh hơn so với trẻ chỉ nằm ngửa.

- Thu hút bằng đồ chơi: Cầm lục lạc hoặc một món đồ chơi và giơ lên phía trên đầu, vẫn trong hướng nhìn của trẻ, khi bé đang nằm ngửa. Sau đó khuyến khích con với lấy món đồ chơi ấy.


(Nguồn tham khảo: EnfaA+)

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Lựa chọn thời điểm thích hợp để phát triển chiều cao của trẻ một cách tối ưu nhất

Để giúp trẻ tăng chiều cao một cách tối ưu, bạn cần biết thời điểm nào trong giai đoạn phát triển của trẻ có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

>> Lựa chọn môn thể thao phù hợp giúp trẻ phát triển vận động tối ưu
>> Những điều chưa biết khi mẹ bổ sung thêm canxi cho trẻ
>> Một số bài tập vận động cơ bản giúp trẻ sớm biết đi
Theo các nhà khoa học, ở con người có ba giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao đó là thời kỳ bào thai, giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì.

Trong giai đoạn 9 tháng mang thai, nếu người mẹ ăn uống tốt, tăng từ 10 – 25kg thì con sẽ đạt được chiều cao từ 50cm trở lên và có cân nặng khoảng 3kg lúc chào đời.

Trong 3 giai đoạn để phát triển chiều cao tối ưu, có thể nói giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi là giai đoạn phát triển chiều cao một cách mạnh mẽ nhất. Theo đó, trong 12 tháng đầu trẻ có thể tăng 25cm; ; 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt.


Trong giai đoạn dậy thì (con gái từ 10 – 16 tuổi, con trai từ 12 – 18 tuổi) cơ thể sẽ có 1 – 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 – 12cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.

Giữa trẻ em Việt Nam và trẻ em ở các quốc gia khác thì nhìn chung, ở những năm đầu đời, độ chênh lệch này cũng không nhiều. Thế nhưng từ khoảng 3 tuổi trở đi, khoảng cách chiều cao giữa trẻ em Việt Nam và trẻ em các quốc gia khác trên thế giới lại lớn dần. Đến độ tuổi trưởng thành, thanh niên Việt Nam thấp bé hẳn so với thanh niên các quốc gia khác trên thế giới.

Theo TS.BS Từ Ngữ (Phó chủ tịch – Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam), các bậc phụ huynh nên chú trọng đặc biệt đến giai đoạn 3-10 tuổi của trẻ, vì nhiều bậc cha mẹ cho rằng đây là giai đoạn “không quan trọng” nhưng kỳ thực, nó đóng vai trò quyết định đến 60% tiềm năng phát triển chiều cao ở trẻ.


(Nguồn tham khảo: Theo Dinh duong)

Giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn nhờ lựa chọn môn thể thao thích hợp

Để con mình cao to, khỏe mạnh là ao ước của tất cả các ông bố bà mẹ. Ngoài yếu tố gia truyền, dinh dưỡng, các bố mẹ cũng cần cho con tập thể thao để cao hơn cũng như phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần cho con.

>> 5 bước đơn giản giúp phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ
>> Lựa chọn môn thể thao phù hợp giúp trẻ phát triển vận động tối ưu

Dưới đây là một số lưu ý giúp cha mẹ chọn môn thể thao phù hợp với lứa tuổi của trẻ:

Vận động thích hợp giúp trẻ nhỏ phát triển chiều cao tối ưu
Giai đoạn bé 2-5 tuổi:

Ở tuổi này, trẻ còn quá nhỏ để có thể tham gia vào các môn thể thao có tính vận động cao. Vì vậy, các loại hình hoạt động tự do không theo khuôn khổ là tốt nhất cho trẻ. Cha mẹ nên cho bé tập các môn có cường độ hoạt động vừa phải, mỗi tuần khoảng 3-6 h (tức là khoảng 30-60 phút mỗi ngày hoặc cách ngày). Điều đó sẽ giúp kích thích cơ thể trẻ phát triển hài hòa và cân đối. Bé ở tuổi này, người lớn không nên bắt trẻ hoạt động quá sức, nén trên đầu chi nhiều, hoạt động như vậy trong thời gian quá dài hay cường độ quá mạnh sẽ làm kiệt sức bé, hoặc làm biến dạng xương nhiều (uốn dẻo, tập tạ…) không có lợi cho chiều cao. Những môn thể dục, thể thao có ảnh hưởng đến toàn thân và có xu hướng vươn người dài ra như bơi, chạy, đạp xe ba bánh... sẽ giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn.


Giai đoạn bé 6-8 tuổi
Khuyến khích trẻ em chơi đùa và vận động phù hợp với lứa tuổi

Vào độ tuổi này, khả năng kết nối và tập trung chú ý của trẻ phát triển hơn. Trẻ cũng hiểu và làm theo các hướng dẫn nhanh hơn. Vì vậy, các môn thể thao như bóng đá, thể dục, bơi lội, điền kinh, tập võ... sẽ rất phù hợp với bé. Không chỉ tốt cho sức khoẻ mà các hoạt động thể thao này còn giúp trẻ tương tác, giao tiếp và hợp tác với các trẻ khác, hình thành khả năng làm việc đội, nhóm.

Dù lựa chọn bất kỳ môn thể thao nào thì cha mẹ cũng nên cho trẻ tập luyện với cường độ vừa phải và điều độ. Cha mẹ nên khuyến khích các trẻ em chơi đùa và vận động phù hợp với từng lứa tuổi



(Sưu tầm)

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Những vấn đề cần lưu ý khi tập cho trẻ chơi thể thao

Nhìn chung, các môn thể thao sẽ giúp con bạn phát triển cơ bắp, thể lực, trí thông minh và sự nhạy bén. Nhưng nếu bạn không hướng dẫn cho trẻ chơi đúng cách sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.

>> Giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn nhờ lựa chọn môn thể thao thích hợp
>> 9 quy tắt thú vị giúp trẻ trở nên năng động hơn

Hiện nay, có rất nhiều trẻ vì mãi chơi hoặc do bất cẩn nên đã bị chấn thương trong khi chơi thể thao. Tuy nhiên, nếu bạn có sự định hướng rõ ràng trong việc lựa chọn nhóm thể thao phù hợp với độ tuổi của trẻ thì sẽ góp phần tối ưu khả năng vận động, thể chất và trí tuệ của trẻ. Chẳng hạn như:

- Từ 1 đến 4 tuổi, bạn hãy tập cho trẻ sự khéo léo, biết định hướng như vượt chướng ngại vật, làm quen với những món đồ chơi thể thao như bóng, xe đẩy...

- Thời gian 5-8 tuổi: Hướng trẻ đến thói quen thích vận động, mạnh dạn cho bé làm quen với bất cứ môn thể thao nào mà bạn thấy thuận tiện.

- Từ 9 tuổi trở lên: Trẻ đã ý thức được các luật lệ, quy định, các yếu tố kỹ thuật và có thể duy trì sự nỗ lực trong một thời gian nhất định. Vì vậy nên để cho trẻ bắt đầu môn thể thao mà chúng ưa thích.

Tối ưu vận động giúp trẻ ít bị ốm vặt
Trẻ em thường chơi thể thao say mê dưới trời nắng và nóng nên dễ bị say nắng. Điều này dễ khiến trẻ bị mất nước nhiều, khả năng điều hòa thân nhiệt kém đi. Triệu chứng của trẻ bị say nắng là mệt mỏi, nôn ói, chuột rút và nhiệt độ cơ thể đột ngột giảm hoặc tăng. 

Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, khi thấy trẻ có dấu hiệu bị say nắng, bạn phải đưa vào chỗ mát, cởi hết quần áo, đặt các túi nước đá vào các vùng cổ, nách, háng. Mở quạt để tăng sự đối lưu không khí. Để tránh bị say nắng chỉ nên cho trẻ chơi thể thao vào buổi sáng sớm đến 8 giờ sáng, buổi chiều phải sau 3 giờ. Cho trẻ uống nước đều đặn trong thời gian chơi thể thao (không nên cho trẻ uống nước ngay sau khi chơi thể thao) và nhiệt độ nước uống từ 15 – 22oC là lý tưởng nhất.

(Sưu tầm)

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

9 quy tắt thú vị giúp trẻ trở nên năng động hơn

Trẻ em vô cùng năng động, và đó là tính chất vô cùng quan trọng giúp cho trẻ phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ. Vì vậy các bậc phụ huynh hãy nhanh tay đưa trẻ ra khỏi giường, kéo trẻ dậy vui chơi hoạt bát, lanh lợi hơn và thành công hơn khi trưởng thành.

>> 5 bước đơn giản giúp phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ>> Lựa chọn môn thể thao phù hợp giúp trẻ phát triển vận động tối ưu

Tuy nhiên hiện nay béo phì và lười vận động của trẻ đang là 1 thách thức của các bậc làm cha mẹ. Vì đây là 1 vấn đề mới nổi do lối sống hiện đại gây ra nên không phải ai củng có câu trả lời cho vấn đề này. Nhưng nếu tuân thủ theo 9 quy tắc sau có thể sẽ giúp cho trẻ trở nên hoạt bát và năng động hơn.

Quy tắc 1- Làm cho trò chơi vận động của bé vui hơn và thú vị hơn.

trò chơi vận động cho bé

Đừng lo lắng quá nhiều đến các luật của trò chơi. “Biến một trò chơi hoặc hoạt động thành công thức quá cứng nhắc là cách tốt nhất để khiến một đứa trẻ ngồi im”, nhà tư vấn sức khỏe trường học Jim Liston, nhận định. “Nhiệm vụ của bạn là khiến trò chơi trở nên dễ dàng, không phải là ra lệnh”. Vì thế nếu lũ trẻ ngừng chơi một trò có tổ chức và bắt đầu đuổi theo một con bướm, hãy ủng hộ chúng.
“Chừng nào lũ trẻ còn chạy, nhảy và nô đùa, chúng sẽ được cải thiện sức khỏe và khả năng thể thao”.

Quy tắc 2 – Tắt tivi

Nếu muốn con bạn rời mắt khỏi màn hình tivi và tự nguyện vận động, bạn phải làm điều này. Một nghiên cứu năm 2010 của Anh tìm thấy các bé gái 6 tuổi có nguy cơ xem tivi hơn 4 tiếng mỗi ngày cao hơn 3,5 lần nếu cha mẹ chúng cũng ngồi lỳ trước màn hình. Với các bé trai, nguy cơ này cao hơn gấp 10 lần.
Nhưng bạn sẽ tự hỏi “tivi cũng có khả năng giáo dục cơ mà?” Xin thưa, cứ 8 chương trình cho trẻ em thì mới có 1 chương trình mà trẻ có cơ hội học hỏi thực sự.

Quy tắc 3 – Cùng con chơi trò chơi có tính định hướng rõ

Trẻ cũng có thể có thời gian vận động tốt bằng một số trò chơi video nào đó, được định hướng rõ ràng để tăng sự vận động, như các game Wii Fit Plus hay Wii Sports Resort.

Quy tắc 4 – Đồ ăn không phải là phần thưởng

Không nghi ngờ gì nữa, béo phì ở trẻ hiện đã quá phổ biến. “Cha mẹ vẫn nhắc trẻ phải ăn uống lành mạnh, nhưng sau đó lại thưởng đồ ăn nhanh để khích lệ tinh thần trẻ”, là câu chuyện của nhiều ông bố bà mẹ.
Thưởng đồ ăn như một thông điệp ngầm rằng 'con vẫn nên ăn khi không đói' mà cha mẹ gửi gắm con. Vô tình, nhiều trẻ sẽ nạp quá lượng năng lượng cần thiết so với lứa tuổi và nhanh chóng trở nên béo phì.

Quy tắc 5 – 'Nói đi đôi với làm'

Hãy quên đi câu “Để ý đến quả bóng nhé”. Vì sao? Vì lần đầu tiên nghe thấy câu này, lũ trẻ sẽ chẳng hiểu bạn đang nói gì. Thay vì thế, hãy cho trẻ thấy cách dắt một quả bóng ra sao.
Khi hướng dẫn trẻ, hãy thực hiện theo phương châm 'hành động mẫu', 'nói đi đôi với làm'.

Quy tắc 6 – Khen đúng

Con trẻ ngây thơ nhưng không ngốc nghếch. Khi xem con chơi, các ông bố bà mẹ thường nói “Làm tốt lắm”. Nhưng cách này không an ủi được chúng, hoặc giúp chúng lần sau làm tốt hơn.
Tốt nhất, lời động viên của cha mẹ nên cụ thể và xác thực, chẳng hạn. ‘Ném bóng tốt 10 lần. Bố đã thấy con tập tích cực. Nỗ lực của con đã có kết quả’”.
“Bạn nên kết hợp giữa hướng dẫn và động viên trẻ khi trẻ mắc sai lầm”, chuyên gia Liston cho biết.

Quy tắc 7 – Cho trẻ chơi với bạn bè

cho trẻ vui chơi với bạn bè
Hãy nhớ lại những ngày bạn chạy quanh với lũ trẻ trong xóm từ sáng sớm đến tối mịt mà không thấy chán! Điều đó có thú vị không? Và đó cũng là cách quan trọng để giúp cho con bạn tích cực vận động: Các nhà nghiên cứu Anh phát hiện những đứa trẻ có bạn hàng xóm hoạt bát thì cũng sẽ tự mình vận động nhiều gấp 2-3 lần so với những đứa trẻ không có bạn bè quanh nhà năng nổ.



Quy tắc 8 – Đừng so sánh con bạn với những trẻ khác

Trẻ phát triển khả năng phối hợp giữa chạy, bắt và ném ở những tốc độ khác nhau.
“Nếu một đứa trẻ cố gắng bắt bóng khi đang chạy trước khi tập bắt bóng khi đứng im, trẻ sẽ không bao giờ có kỹ năng để thành công. Không may, nhiều cha mẹ và huấn luyện viên tin rằng giải pháp duy nhất là tập luyện chăm chỉ hơn nữa, trong khi bí mật thực sự là hãy bắt đầu từ những nhiệm vụ đơn giản để trẻ có thể tiến bộ dần dần”.

Quy tắc 9 – Tạo điều kiện cho trẻ

Khuyến khích con bạn tham gia những môn thể thao sôi nổi như: bóng rổ hay bóng đá để trẻ có cơ hội vận động nhiều hơn.