Ngoài yếu tố dinh dưỡng cân bằng hoặc chế độ ăn hợp lý dành cho trẻ thì việc cho trẻ vận động từ sớm và thường xuyên cũng rất có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ, giúp trẻ năng động và linh hoạt hơn.
>> 5 bước đơn giản giúp phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ
Trong cuộc sống bận rộn hiện nay, trẻ em thường ít được đi chơi cùng cha mẹ, các bé thường dành nhiều thời gian bên ti vi, các trò chơi điện tử, ca nhạc trên Ipad, điện thoại đi động, …mà ít có cơ hội được vận động. Trong khi đó trẻ em từ 5 – 12 tuổi được hưởng rất nhiều lợi ích từ các hoạt động này.
Thông qua vận động, trẻ được thúc đẩy tăng trưởng và phát triển lành mạnh, tạo ra sự cân bằng thể chất, sức khỏe, đồng thời phát triển các kỹ năng giao tiếp, khéo léo xử lý các tình huống thực tế, giúp thư giãn và tăng cường cơ hội để kết bạn, giao lưu.
Vận động giúp trẻ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển lành mạnh |
Blog xin chia sẻ đến các bậc phụ huynh 5 hoạt động phổ biến có thể coi là những trò chơi vận động nhẹ tốt cho phát triển trí não trẻ:
1. Lên xuống cầu thang
Khái niệm độ cao của trẻ đầu tiên ở thị giác, sau đó từ trong vận động trải nghiệm cảm giác độ cao. Hai chân cùng trèo, lên hoặc xuống bậc thang. Hoạt động này giúp trẻ rèn luyện cơ bắp đồng thời làm cho khả năng phán đoán, xác định độ cao của trẻ càng chính xác.
2. Leo trèo lên đồ đạc trong nhà
Từ sàn nhà bò lên, trèo đến ghế, đây là cơ hội luyện tập về khái niệm độ cao lập thể tốt nhất, đồng thời giúp trẻ luyện tập cơ bắp vùng chân và cánh tay. Từ kinh nghiệm, khi trẻ trèo leo có thể học được bản lĩnh làm thế nào để bảo vệ mình tránh được nguy hiểm.
3. Chơi cầu trượt
Thay đổi tăng tốc độ và độ cao làm cho trẻ cảm thấy mới mẻ, hứng thú, vui vẻ không mệt mỏi. Nhưng nếu trẻ sợ, thiếu cảm giác an toàn, bố mẹ có thể đỡ cánh tay giúp trẻ trượt an toàn, trẻ lớn sẽ tự mình leo lên và trượt xuống.
4. Nhào lộn
Trẻ hơn một tuổi sẽ thử cong lưng cúi xuống nhìn thế giới qua hai chân, lúc này có thể thuận tiện nắm chặt đùi và lưng của trẻ, trợ sức cho trẻ nhào lộn qua chân và đứng lên luôn. Động tác nhào lộn có thể huấn luyện cảm giác cân bằng cho trẻ và làm cho lực của chân tay mạnh mẽ hơn.
5. Chạy nhanh
Chạy nhanh là một hoạt động tốc độ giúp bộc phát sức lực, tuy nhiên muốn nhanh cũng phải chú ý sự an toàn. Phụ huynh chú ý quan sát phản ứng tránh chướng ngại vật khi chạy của trẻ, có thể áp dụng trò chơi “cướp kho báu” để nâng cao hứng thú tham gia của trẻ.
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét