Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Làm gì khi thấy trẻ tập trung kém, quá hiếu động và không chịu ngồi yên

Khi thấy trẻ không thể tập trung chú ý lắng nghe lời bạn nói, hoặc thường xuyên cảm thấy khó khăn và mất kiên nhẫn khi tuân theo hướng dẫn cụ thể, hoặc khi trẻ nói quá nhiều, vận động quá mức như chạy nhảy leo trèo liên tục và thường chen ngang, quấy rầy người khác. Với những triệu chứng trên, rất có thể trẻ mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý (gọi tắt là ADHD).

>> Phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ bằng một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý

Cách nhận biết trẻ mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý

Cách nhận biết trẻ mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý:

Hội chứng tăng động giảm chú ý là một rối loạn có tính chất tâm lý thường gặp ở trẻ em, khởi phát sớm và kéo dài với các biểu hiện như: hoạt động quá mức, khó kiểm soát hành vi, kém khả năng tập trung chú ý gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập và trong các mối quan hệ xã hội. Hội chứng này chiếm tỷ lệ từ 3 – 6% ở trẻ em Việt Nam và xuất hiện khá sớm, dễ thấy nhất ở trẻ 5 – 12 tuổi, khi bước vào tuổi đi học và thường gặp nhiều ở các bé trai.

Các biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý:

- Tăng vận động: Bé múa tay múa chân, chạy nhảy liên tục, đang làm việc này chuyển ngay sang việc khác. Ở lớp bé không thể ngồi yên một chỗ như các bạn khác và thường xuyên phải đụng vào bạn này, chọc phá bạn kia. Bé thường không lúc nào nghỉ ngơi tay chân.

- Giảm chú ý: Bé khó tập trung trong học tập, làm việc, sinh hoạt, k ể cả lúc vui chơi. Bé dễ bị phân tâm bởi các kích thích xung quanh, không để ý nghe người khác nói chuyện, khó tập trung làm bài tập, hay để quên và làm thất lạc đồ đạc.

Hai biểu hiện này sẽ phối hợp và thể hiện với nhau, mức độ thể hiện nhiều hay ít tùy từng trẻ. Có trẻ chủ yếu bị tăng động, có trẻ chủ yếu bị giảm chú ý. Nguyên nhân chính xác của hội chứng ADHD chưa được xác định, tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng trẻ bị hội chứng ADHD có thể do những nguyên nhân khác như do di truyền, do tai biến lúc sinh hoặc do trẻ tiếp xúc độc chất (rượu, thuốc lá, ma túy) khi còn là bào thai hoặc do tâm lý (rối loạn tâm thần, bị lạm dụng, gia đình không hạnh phúc).

Phương pháp điều trị thích hợp cho những trẻ mắc phải ADHD:

Việc nuôi nấng, dạy dỗ trẻ tăng động giảm chú ý rất vất vả. Thông thường, các bác sĩ đưa ra biện pháp điều trị bằng chế độ ăn uống, bằng thuốc và trị liệu thần kinh.

Về chế độ dinh dưỡng

Các bác sĩ nhận thấy những thực phẩm tốt cho trí não đều giúp hạn chế ADHD. Đó là sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì, chocolate và trứng. Bên cạnh đó, tránh cho bé ăn những thức ăn dễ gây dị ứng hay có phụ gia, hóa chất và phẩm màu.

Về sinh hoạt

Cần phối hợp can thiệp sinh hoạt của trẻ để tăng khả năng điều trị, thiết lập lịch sinh hoạt như ăn uống, chơi đùa, làm bài tập, việc nhà… để nhắc nhở trẻ cần làm việc gì trong thời gian bao lâu. Nên chia thành từng giai đoạn để bé dễ thực hiện. Hạn chế xem tivi và khuyến khích con tham gia các hoạt động trí não như xếp hình, đọc sách.

Ngoài ra, bạn cũng nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa nhi hay các trung tâm hỗ trợ tâm lý tại TP HCM để chẩn đoán một cách chính xác và có phác đồ điều trị thích hợp.


(Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét